Hiến pháp và vai trò chính thức Quân_chủ_Đan_Mạch

Theo Hiến pháp Đan Mạch, Quốc vương là người đứng đầu quốc gia, cố vấn điều hành và là người thực hiện các nghi lễ, tôn giáo, quyền lập pháp[8]. Hoàng gia Đan Mạch vẫn giữ quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn chức vụ Thủ tướng. Như một nhà sử học nói, chính phủ Đan Mạch có thể bổ sung, cấu trúc thêm một hoặc nhiều bộ trưởng nội các để trở thành luật (Hiến pháp, III, 14). Vua Christian X là quốc vương Đan Mạch cuối cùng cho sa thải hàng loạt các bộ trưởng trong chính phủ vào ngày 28/3/1920 làm dấy sự chống đối của nhân dân trong Lễ Phục sinh năm 1920. Vua nắm toàn quyền quyết định mọi việc; chẳng hạn như bầu cử các bộ trưởng trong nội các, khả năng tuyên bố chiến tranh và hoà bình... đều do Thủ tướng và nội các quyết định, nhưng phải được vua chuẩn y thì mới được tiến hành. Sau khi tham khảo ý kiến các đại biểu trong đảng phái, các lãnh đạo đảng này sẽ được sự hậu thuẫn của Quốc hội để hình thành chính phủ. Một khi nó đã được hình thành, quốc vương sẽ chính thức chỉ định nó[9].

Ngày nay, quyền lực của Hoàng gia bị hạn chế và chỉ khoanh vùng hoạt động nghi lễ và tôn giáo. Quốc vương được xem là biểu tượng của quốc gia, được tham gia triển lãm, tham dự lễ kỷ niệm, khai trương cây cầu... Tuy nhiên ba quyền không chính thức: quyền để được tư vấn, quyền mưu và quyền để cảnh báo; vẫn do quốc vương nắm. Như một hệ quả của tình hình đó, Thủ tướng và Nội tham dự các phiên họp thường kỳ của Hội đồng Nhà nước. Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao báo cáo thường xuyên cho Nữ hoàng để được Bà tư vấn cho mình về những diễn biến chính trị mới nhất. Nữ hoàng tổ chức và đồng ý trả tiền cho Thủ trưởng ngoại giao khi người này công tác ở nước ngoài.

Greenland và Quần đảo Faroe 

Greenland và Quần đảo Faroe hai vùng đất phụ thuộc Đan Mạch, được hưởng quy tắc tự trị và người đứng đầu của họ của nhà nước cũng là vua của Đan Mạch, phù hợp với Hiến pháp Đan Mạch[10].